Bệnh lao phổi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh lao phổi được coi là một căn bệnh nguy hiểm nhất hiện nay. Căn bệnh này hiện tại đã có thuốc chữa khỏi hoàn toàn nhưng cũng không phải không có biến chứng.

Lao phổi được biết đến là căn bệnh nguy hiểm nhất hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị tận gốc đang chữa cướp đi hàng triệu sinh mạng trên thế giới mỗi năm. Hơn nữa, bệnh lao phổi lại lây lan rất nhanh qua không khí bởi vi khuẩn lao nếu bạn không biết cách phòng tránh hiệu quả. Bệnh lao phổi ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người mắc bệnh.

Bệnh lao phổi hiện nay đã được chữa khỏi hoàn toàn với những tiến bộ của y học hiện đại. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu biết cặn kẽ dẫn đến không tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị làm cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

1.Bệnh lao phổi là gì?

Bệnh lao phổi là bệnh truyền nhiễm thường do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis (MTB) gây ra. Được chia thành hai thể chính là lao phổi và lao ngoài phổi.

Lao phổi là một chứng bệnh phổ biến thường gặp ở tất cả mọi người. Theo thống kê, hàng năm, có đến 85 trường hợp lao phổi do có vi khuẩn trong đờm hoặc bằng phương pháp nhuộm soi kính trực tiếp trên 10000 dân.

Bệnh lao phổi là bệnh truyền nhiễm thường do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis (MTB) gây ra
Bệnh lao phổi là bệnh truyền nhiễm thường do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis (MTB) gây ra

Lao phổi chứng là nguồn lây vi khuẩn cho những người lành nhiều nhất. Bệnh lao phổi rất đa dạng và diễn biến mãn tính. Do vậy, cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tránh để tình trạng bệnh lây lan sang những người xung quanh.

Đối với người bị nghi ngờ mắc bệnh lao phổi, khi xét nghiệm soi đờm trực tiếp thấy có vi khuẩn lao thì người bệnh được chẩn đoán là lao phổi AFB(+) và ngược lại là lao phổi AFB(-).

Bệnh lao ngoài phổi không có nguy cơ lây nhiễm cho người khác. Gồm nhiều loại như lao màng phổi, lao hạch bạch huyết, lao màng não, lao xương khớp, lao màng bụng, lao hệ sinh dịch – tiết niệu, lao ruột.

Xem thêm : Thuốc Tagrix 80mg và thuốc osimert 80mg là 2 thuốc điều trị ung thư phổi rất tốt, để biết giá thuốc tagrix 80 và giá thuốc osimert 80mg LH shopduoc.

2.Nguyên nhân và triệu chứng gây nên bệnh lao phổi

Nguyên nhân bệnh lao phổi

Trực khuẩn MTB (Tên tiếng anh của nó là Mycobacterium tuberculosis) được cho là nguyên nhân chính mà gây ra bệnh lao phổi và có khả lan truyền từ người này sang người khác thông qua đường không khí. Bệnh lao phổi không có tính di truyền như rất nhiều người hay tưởng.

Môi trường không khí bị ô nhiễm, có nhiều khói bụi, luôn trong trạng thái ẩm ướt, thiếu ánh sáng. Tất cả đã tạo điều kiện thuận lợi cho loại trực khuẩn lao phát triển và gây bệnh.

Tiếp xúc với người bị bệnh lao hoặc các loại chất thải có chứa vi khuẩn lao vì thế mà bị lây nhiễm bệnh. Ngoài ra, việc sử dụng các loại thức ăn, thực phẩm chứa vi khuẩn lao, ăn vật nuôi có nhiễm lao cũng có thể khiến mỗi người trong chúng ta bị nhiễm lao.

Triệu chứng của bệnh lao phổi

Gầy, sụt cân: Là triệu chứng thường gặp ở số đông người lao phổi. Những người bệnh gầy, sụt cân không rõ nguyên nhân, không phải do tiêu chảy, suy dinh dưỡng, nhiễm HIV/AIDS… nhưng có các triệu chứng hô hấp như đã nêu trên phải nghĩ ngay tới lao phổi.

Sốt: Là triệu chứng hay gặp ở người lao phổi. Sốt có thể ở nhiều dạng: sốt cao, sốt thất thường nhưng hay gặp nhất là sốt nhẹ hay gai lạnh về chiều. Những người có triệu chứng sốt như trên cùng với các triệu chứng về hô hấp như ho, khạc đờm, ho ra máu… phải nghĩ tới do lao phổi.

Ra mồ hôi: Là triệu chứng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong lao phổi, ra mồ hôi là do rối loạn thần kinh thực vật mà người ta thường hay gọi là ra mồ hôi trộm, ở trẻ em triệu chứng này dễ nhận thấy nhất.

Chán ăn, mệt mỏi: Là dấu hiệu rất phổ biến, có thể do tác động tâm lý, tình trạng sức khỏe, căng thẳng, stress gây nên các ức chế khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, thiếu ngủ không muốn ăn uống. Nhiều người bỏ qua dấu hiệu quan trọng này.

Ho: Ho là triệu chứng của mọi bệnh phổi cấp và mạn tính. Ho có thể do nhiều nguyên nhân như viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, lao, ung thư phổi… Mọi bệnh nhân ho trên 3 tuần không phải do viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, ung thư phổi mà đã dùng thuốc kháng sinh không giảm ho phải nghĩ đến do lao phổi.

Khạc ra đờm: Khạc đờm là biểu hiện tăng xuất tiết do phổi phế quản bị kích thích hoặc do có tổn thương tại phổi phế quản. Khạc đờm cũng như ho có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra mà các nguyên nhân thông thường nhất là viêm nhiễm. Do vậy, nếu sau khi đã dùng thuốc kháng sinh, triệu chứng khạc đờm không giảm thì người bệnh có triệu chứng ho khạc trên 3 tuần phải nghĩ đến do lao phổi. Ho khạc đờm là những dấu hiệu hay gặp nhất trong các dấu hiệu quan trọng gợi ý nguyên nhân lao phổi.

Ho ra máu: Ho ra máu là triệu chứng có thể gặp ở 60% những người lao phổi, thể hiện có tổn thương, chảy máu trong đường hô hấp. Nguyên nhân gây ho ra máu rất nhiều từ các bệnh phổi – phế quản (viêm phổi, viêm phế quản, áp xe phổi, ung thư phổi, phế quản…) đến các bệnh ngoài đường hô hấp như tim mạch (suy tim, tăng huyết áp…), bệnh toàn thân (rối loạn đông máu, chảy máu, thiếu hụt vitamin C…).

– Đau ngực, khó thở: Đau ngực là triệu chứng dễ nhận thấy khi ta bị bệnh lao phổi. Ho nhiều sẽ gây ra ức chế lên phế quản, gây ra tình trạng khó thở, đau ngực, nhất là khi phổi đang bị tổn thương thì khả năng trao đổi khí sẽ càng khó khăn hơn.

3.Biến chứng của bệnh lao phổi

Nếu không điều trị kịp thời, bệnh lao phổi có thể gây ra một số biến chứng nặng như tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi, ho ra máu. Những biến chứng này khiến cho quá trình điều trị lao phổi trở nên phức tạp hơn.

Ngoài ra, sau khi chữa khỏi bệnh lao phổi vẫn có thể để lại một số di chứng như: dãn phế quản, suy hô hấp mãn, tràn khí màng phổi, u nấm phổi.

4.Cách điều trị bệnh lao phổi

Sử dụng thuốc kháng sinh trị lao phổi

Hầu hết các trường hợp lao phổi đều có thể chữa khỏi được khi điều trị đúng phương pháp và đúng thuốc. Loại thuốc thường được dùng để điều trị bệnh lao phổi là thuốc kháng sinh.

Đối với những người mắc bệnh lao ngoài phổi chỉ cần dùng một loại kháng sinh lao, trong khi đó những người bị bệnh lao phổi thường phải dùng nhiều loại thuốc. Thuốc kháng sinh điều trị bệnh thường được yêu cầu dùng trong một thời gian dài, thường khoảng 6 tháng.

Điều trị trực tiếp DOTS

Đây là phương pháp có thể được khuyến cáo người bệnh nên áp dụng. DOTS (Directly Observed Treatment Short course) là điều trị lao phổi ngắn ngày có giám sát hoặc điều trị lao ngắn hạn có kiểm soát trực tiếp. Tuy nhiên, để thực hiện chiến lược điều trị lao bằng phương pháp DOTS hiệu quả thì cần phải có các yếu tố và phương tiện cần thiết.

Bệnh lao phổi
Bệnh lao phổi

5.Người bị bệnh lao phổi nên ăn gì?

Ngoài việc uống thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, thực đơn cho người bệnh lao phổi cũng ảnh hưởng đến bệnh tiến triển tốt hơn hoặc nghiêm trọng hơn. Vậy người bệnh lao phổi nên ăn gì là hợp lý?

Đa dạng các món ăn

Những bệnh nhân bị lao phổi thường chán ăn do tình trạng sức khỏe yếu và do ảnh hưởng của thuốc điều trị. Do đó, thực đơn cho người bệnh cần đa dạng món, chia nhỏ khẩu phần ăn và ăn thành nhiều bữa trong ngày.

Tăng cường các loại vitamin A, C và E

Người bị bệnh lao phổi thường thiếu hụt các loại vitamin này. Vitamin A, C, E có tác dụng bảo vệ niêm mạc, hệ miễn dịch được tăng cường và tránh các nguy cơ nhiễm khuẩn.

Những thực phẩm giàu vitamin A, C, E cần bổ sung: quả chín có màu cam, vàng đỏ như cà chua, cam, chanh, xoài, cà rốt, các loại rau có màu xanh đậm giàu vitamin A và C, các loại thịt đỏ như bò, thịt lợn nạc, gan gia súc, gia cầm,…

Thực phẩm giàu kẽm

Khi uống thuốc chữa trị lao phổi, cơ thể người bệnh bị thiếu hụt kẽm, khiến bệnh nhân lao phổi ăn không ngon, chán ăn và hệ miễn dịch bị suy giảm. Do đó, trong thực đơn cho người bệnh lao phổi nên bổ sung kẽm.

Một số thực phẩm giàu kẽm: thịt lợn nạch, hến, sò, lòng đỏ trứng gà, đậu tương, đậu hà lan, củ cải,…

Thực phẩm nhiều vitamin K

Hệ miễn dịch suy giảm, chán ăn, hấp thu kém dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa ở người bệnh nên khả năng tổng hợp vitamin K bị giảm, khiến quá trình đông máu khó khăn. Đây chính là lý do tại sao những người bị lao phổi thường mắc kèm chứng máu khó đông.

Thực phẩm nhiều vitamin K có trong các loại rau màu xanh đậm, gan động vật.

6.Người bị lao phổi không nên ăn gì?

Ngoài những thực phẩm nên ăn, người bệnh lao phổi cũng cần kiêng những thức ăn sau:

-Đồ ăn cay nóng, kích thích như bột hạt cải, gừng, ớt tránh tình trạng ho nặng và kéo dài hơn dẫn đến khạc đờm ra máu.

-Không được uống bia rượu, các chất kích thích, cafein, trà đặc sẽ khiến người bệnh xảy ra tình trạng sốt kéo dài, rối loạn thần kinh và ra mồ hôi trộm.

-Kiêng những loại rau chứa nhiều axit oxalic như rau chân vịt, bởi khi ăn vào cơ thể sẽ kết hợp với canxi tạo thành oxalic canxi không hòa tan, gây thiếu canxi, sức khỏe của người bệnh sẽ phục hồi lâu hơn.

-Không ăn mộc nhĩ vì mộc nhĩ khiến quá trình đông máu chậm hơn.

Theo him.vn những người bệnh lao phổi luôn biết cách bảo vệ cho sức khỏe của chính mình cũng như biết cách phòng bệnh hợp lý.